Theo tin tức mới cập nhật thì quy định nhập cảnh được nới lỏng, đồng yên đang rớt giá và các trải nghiệm thú vị là những lý do khiến bạn nên ghé thăm Nhật Bản trong thời gian này. Cùng điểm qua những lý do khiến bạn nên vivu Nhật Bản mùa này.
Tấm ảnh này được chụp ở Nikko tháng 11 năm ngoái từ @tokyotales.shop
Thời gian dài tạm đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh, và giờ đây Nhật Bản bắt đầu nới lỏng quy định nhập cảnh, rộng cửa chào đón du khách quốc tế trở lại.
Mùa lá vàng, lá đỏ nổi tiếng
Một số gợi ý cho hành trình khám phá đất nước mặt trời mọc mùa thu:
Ở Tokyo có nhiều điểm ngắm lá phong đỏ đẹp. Trong đó có các địa điểm nổi tiếng như khu vườn Rikugien, con đường Icho Namiki trong công viên ngay trung tâm thủ đô Tokyo, núi Mitake nằm trong Vườn quốc gia Chichibu Tama Kai, công viên Showa Kinen nằm ở Tachikawa...
Bên cạnh lá phong, ở Tokyo còn trồng rất nhiều ngân hạnh. Màu vàng rực rỡ của loại cây này lại phủ kín các con phố mỗi dịp thu về. Du khách dễ dàng bắt gặp sắc vàng của ngân hạnh từ khu phố cổ Asakusa đến quảng trường Hoàng Cung, Đại học Tokyo.
@unsplash
Làng Obara là nơi duy nhất du khách có thể tới và chiêm ngưỡng hoa anh đào dù chưa đến mùa xuân và ngắm được cả những chiếc lá vàng. Loài hoa nở trái mùa này là shikizakura, chỉ xuất hiện duy nhất ở đây. Mỗi năm, chúng nở hai lần vào tháng 3, tháng 4 và tháng 11. Nhờ sở hữu loài cây đặc biệt này, Obara có thể tổ chức lễ hội ngắm hoa anh đào thường niên vào mùa thu. Năm nay, lễ hội bắt đầu từ 12/11 đến 30/11 và miễn phí vé vào cửa. Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức cơm lươn nướng và bánh hoa anh đào, hai món ăn nổi tiếng của vùng này.
@unsplash
Du khách còn có thể cảm nhận được khoảnh khắc đẹp và chân thật nhất về mùa thu Nhật Bản ở cố đô Kyoto, thành phố Nikko, Fujigoko,...
Ẩm thực hấp dẫn
Bắt đầu từ các món truyền thống:
@unsplash
Ramen: Mỗi vùng của Nhật Bản lại có cách chế biến mì ramen khác nhau, với 4 kiểu chính là shoyu, shio, tonkotsu và miso. Sợi mì dai cùng nước dùng đậm đà rất hợp để ăn trong những ngày lạnh.
@eatwithcire
Unagi no kabayaki: Thịt lươn được tẩm sốt kabayaki ngọt sau đó đem nướng, tạo hương vị đậm đà, ám khói. Món này thường được ăn cùng cơm trắng.
@ntvvirus
Canh miso: Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Nhật. Món canh này được làm từ nước dùng dashi nấu với tương miso và một số nguyên liệu khác như đậu phụ, rong biển, nấm.
Đến các món nên thử trong mùa thu:
@shintaro_sakata
Cá thu đao: Đây là món cá đặc trưng vào mùa thu ở Nhật Bản. Nó có thịt mềm, béo ngậy, giàu dinh dưỡng, vị như cá thu. Món cá này nếu được nướng trên than củi sẽ tăng vị hấp dẫn nhờ lớp khói khi nướng.
@yasu3760
Matsutake Dobin Mushi: Được mệnh danh “vua của các loại thực phẩm mùa thu”, nấm Matsutake nổi tiếng bởi mùi thơm, hương vị lôi cuốn. Món súp được phục vụ trong một ấm trà bằng đất sét (dobin).
Yakiimo: Khoai lang nướng là món ăn nhẹ mùa thu phổ biến ở xứ Phù Tang. Du khách có thể tìm thấy nhiều hương vị khác nhau như khoai lang đỏ, vàng hay tím. Dưới tiết trời se lạnh, món nướng nóng hổi, ngọt ngào là thức quà đáng thử trong mùa thu nước Nhật.
Nhập cảnh, di chuyển thuận lợi
Việt Nam có nhiều đường bay thẳng từ TP. HCM, Hà Nội hoặc Đà Nẵng đến Nhật Bản. Thời gian bay trung bình là từ 5 tiếng. Số lượng chuyến bay cũng không còn bị giới hạn như trước.
Không chỉ di chuyển thuận lợi, từ ngày 11/10, Nhật Bản tiếp tục nới lỏng nhiều quy định nhập cảnh với du khách Việt. Theo thông tin của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), du khách Việt có thể đến Nhật Bản mà không cần đặt dịch vụ qua các công ty lữ hành.
@aviation.hunters
Khách du lịch tự túc được tự do đặt phòng khách sạn, vé máy bay, tour, hướng dẫn viên... thông qua bất cứ kênh nào. Mọi dịch vụ du lịch không còn thông qua công ty lữ hành như trước.
Ngoài ra, các quy định kiểm dịch cũng đơn giản hơn trước. Kể từ 0h ngày 11/10, chính phủ Nhật Bản sẽ chấp nhận tất cả loại vaccine trong danh sách được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.
Theo JNTO, chính phủ Nhật bỏ các yêu cầu người nhập cảnh phải xét nghiệm, cách ly sau nhập cảnh, theo dõi trong thời gian cách ly, không được sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Ngoài ra, chính phủ Nhật không yêu cầu du khách phải xin giấy chứng nhận tiếp nhận trên Hệ thống theo dõi Xuất nhập cảnh ERFS.
Trước khi quy định này có hiệu lực, khách du lịch đi tự túc vẫn cần phải thông qua một công ty lữ hành tại Việt Nam để lấy ID trên ERFS. Sau khi có ID này, khách mới có thể xin visa.
Tuy nhiên, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM sẽ không tiếp nhận hồ sơ cá nhân. Cơ quan này đưa ra danh sách 13 công ty được ủy thác tiếp nhận hồ sơ xin visa.
Tỷ giá tốt
Đồng yen đã rơi xuống mức thấp nhất 24 năm qua so với đồng USD hôm 12/10.
Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, Seiji Kihara, cho biết: “Đồng yen giảm giá sẽ tác động mạnh nhất đến du lịch trong nước. Giờ là mùa có lá thu và tuyết mịn. Nhiều du khách quốc tế muốn đến thăm Nhật Bản”, Japan Times đưa tin.
@vja
Tỷ giá thay đổi kéo theo chi phí khách sạn, ăn uống, mua sắm... đều giảm. Khách du lịch có thể chi tiêu thoải mái hơn và tiết kiệm được một phần chi phí so với trước đây.
Như vậy, trong thời gian này, du khách Việt sẽ có chuyến du lịch đến đất nước mặt trời mọc rẻ hơn, đặc biệt là những ai dự định đi tự túc.
Tham khảo chương trình tour Nhật Bản mùa thu của Lữ hành Vietluxtour: