Đó là hiện tượng đêm trắng diễn ra hằng năm ở thành phố St. Petersburg nước Nga. Nếu có cơ hội xem trận đấu tại thành phố này, bạn đừng bỏ qua khoảnh khắc có vẻ không mấy hấp dẫn dành cho các cầu thủ nhưng thật tuyệt đối với du khách thích trãi nghiệm.
Bạn sẽ không tin vào mắt mình, nếu nhìn lên thấy mặt trăng mà bầu trời vẫn sáng. Nguồn @Internet
Nước Nga, giờ phút này đang được cả thế giới du lịch Nga, vì đó là nước chủ nhà World Cup 2018, nơi hiện đang quy tụ những đội bóng hàng đầu các châu lục cùng tranh tài, hướng đến chiếc cup vàng thế giới danh giá.
Nguồn @megmacdiary
Nhưng bên cạnh World Cup thì mùa hè này nước Nga vẫn còn một điểm cực kỳ thú vị và… phiền toái dành cho các cầu thủ. St. Petersburg – nơi đội tuyển Anh đóng quân nghỉ dưỡng, các cầu thủ chẳng thể ngủ được vì trời không tối, dù đã quá 11h đêm.
Hình ảnh chụp lúc 3h sáng tại một vùng biển gần St. Petergburg. Nguồn @zeebalife
Câu chuyện chúng ta đang nói đến là “đêm trắng” (white night) – hay bạch dạ – một trong những hiện tượng đặc trưng trong mùa hè tại các vùng đất nằm ở vĩ độ cao.
8h tối trên mái nhà tại St. Petersburg
Ngay cả ở Việt Nam, bạn cũng nhận ra rằng mùa hè có một đặc điểm là Mặt trời lặn muộn hơn, và “tỉnh giấc” sớm hơn thường lệ. “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối” – câu nói này ra đời là vì thế.
Nhưng tại Nga trong giai đoạn này thì câu chuyện phải là “dù đi nằm cũng vẫn sáng”, bởi vì Mặt trời ở đây quả thực không chịu lặn. Do nằm ở vĩ độ cao nên trong thời điểm hạ chí tháng 6, Mặt trời không thể xuống quá thấp dưới đường chân trời, khiến bầu trời luôn trong trạng thái nhập nhoạng dù thời gian đã rất muộn.
22h tối tại thành phố. Nguồn @pwnujem
Để nói chính xác thì “đêm trắng” không phải chỉ diễn ra ở một thành phố cụ thể tại Nga, hoặc của riêng nước Nga, mà là bất kỳ vùng đất nào có vĩ độ cao. Càng gần phía Bắc, đêm trắng xảy ra càng mạnh, trời càng sáng và thời gian Mặt trời lặn càng lâu. Ví dụ như Iceland, Oslo (Na-Uy), đảo Greenland, Alaska… Thậm chí Bắc Cực còn phải trải qua một giai đoạn Mặt trời không bao giờ lặn trong vòng 6 tháng.
Tuy nhiên, thành phố nổi bật nhất với hiện tượng đêm trắng chính là St. Petersburg.
Là một trong những thành phố gần phương Bắc nhất, và nhờ vậy nên 11h đêm tại đây Mặt trời vẫn chưa tắt nắng. Thời gian diễn ra đêm trắng bắt đầu rục rịch xuất hiện từ đầu tháng 5 hàng năm, nhưng chính thức diễn ra trong khoảng 11/6 – 2/7.
Thành phố này đã đưa hiện tượng đêm trắng trở thành một nét văn hóa lãng mạn với người Nga, đưa nó vào thi ca và điện ảnh.
Ngoài ra, đây còn là nơi đầu tiên tổ chức Lễ hội đêm trắng (White Night Festival), và cũng là lễ hội nổi tiếng nhất trong số các ngày lễ tương tự trên thế giới.